Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009


Thị trường 3G tại Việt Nam: Tiềm năng lớn?

Chủ đề 3G lại được bàn tán nhộn nhịp từ giới công nghệ đến người sử dụng tại Vietnam Telecomp 2008 diễn ra tại TPHCM, 3 tuần sau khi Bộ Thông Tin và Truyền Thông (MIC) phát hồ sơ thi tuyển 3G cho 7 nhà khai thác viễn thông tại Việt Nam.
3G tại Việt nam sẽ như thế nào?
3G (viết tắt của Third Generation Technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3, cho phép truyền dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại như email, tin nhắn, video,…Điện thoại video là một trong những dịch vụ 3G được người sử dụng dễ nhận biết nhất.
Công nghệ 3G trên thế có 6 chuẩn nhưng phổ biến nhất là 3 chuẩn HSPA, WCDMA và EV-DO. Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông, ông Lê Nam Thắng, cho biết công nghệ của lần thi tuyển này là WCDMA. Ông Thắng cho biết MIC lựa chọn WCDMA là dựa vào tài nguyên băng tần và công nghệ hiện nay trên thế giới.

Một thống kê của Lehman Brothers cho biết hiện có 293 nhà khai thác mạng 3G trên toàn thế giới – trong đó 185 sử dụng công nghệ HSPA; 26 sử dụng WCDMA và 82 dựa vào mạng EV-DO. Lehman Brothers cũng dự đoán trong vòng 2 năm tới nhiều mạng WCDMA sẽ nâng cấp thành HSPA khi các nhà khai thác này cần tăng tốc độ truy cập cho người sử dụng.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng khẳng định lần thi tuyển này chỉ cho một băng tần và một công nghệ cụ thể và các nhà khai thác còn lại về sau vẫn có thể phát triển ở băng tần khác và công nghệ khác phù hợp hơn.
Thị trường 3G thật sự có phải là miếng pho mát ngon hay không? Chưa ai biết được nhưng rõ ràng tiềm năng của thị trường 3G tại VN là rất lớn. Ericsson dự báo thị trường 3G ở năm sẽ có doanh thu 1,2 tỷ dollar trong 4 năm đầu tiên. Một dự báo quá lạc quan chăng khi mà một số chuyên gia trong ngành lo ngại tình hình kinh tế hiện nay sẽ là rào cản lớn cho việc triển khai 3G tại VN.
Thật sự, sau 7 năm triển khai 3G đầu tiên tại Nhật, năm 2001, số lượng thuê bao 3G trên toàn cầu chỉ tăng đáng kể vào cuối năm 2005, đạt khoảng 500 triệu thuê bao. Malaysia triển khai 3G vào cuối năm 2005. Vào tháng 08 năm 2006, 7 tháng sau khi triển khai, Malaysia có 61.000 thuê bao 3G và đến tháng 3 năm 2008, đạt 250.000 thuê bao. Trong khi đó, Indonesia triển khai 3G sớm hơn Malaysia gần 2 năm – đầu năm 2004 – nhưng hiện chỉ có 90.000 thuê bao 3G.
Thực tế triển khai 3G tại một số nước láng giềng cho thấy, thuê bao chỉ tăng vọt khi các nhà khai thác đưa nhiều dịch vụ hấp dẫn cho thuê bao sử dụng. Ngay cả dịch vụ thoại video, mà trước đây dự báo là “ứng dụng huỷ diệt” cũng bị thuê bao tại Nhật bản hờ hững.
Các nhà khai thác sẽ đưa ra những lời chào mời thật hấp dẫn và cố gắng thuyết phục các thuê bao là 3G sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều rào cản trong việc triển khai 3G.
Những rào cản khi triển khai 3G
Một số chuyên gia nói bên lề hội nghị Vietnam Telecomp 2008 rằng “còn lâu các nhà khai thác VN mới có thể cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như quảng cáo”. Tại Triển lãm Vietnam Telecomp 2008, tại các gian hàng Mobifone, không thấy có các “demo” cho những dịch vụ 3G. Duy nhất, một dịch vụ được “biểu diễn” là chụp 1 tấm hình bằng điện thoại di động, sau đó truyền dữ liệu vào USB không dây qua kết nối 3G, nhưng không rõ nhanh được gấp mấy lần tốc độ GPRS hiện nay?
Một “demo” không đủ sức hấp dẫn để người dùng có thể bỏ ra hàng trăm USD mua một chiếc máy điện thoại 3G và bỏ thêm vài trăm ngàn thuê bao hàng tháng để sử dụng dịch vụ 3G.
Thành công của 3G tại Nhật bản có thể nhận thấy qua sự đa dạng về dịch vụ 3G mà họ đang cung cấp trong nước. NTT DoCoMo đem đến triển lãm Vietnam Telecomp 2008 một sự háo hức cho người sử dụng về các dịch vụ 3G. Những dịch vụ đánh vào giới trẻ như i-widget: chạy các ứng dụng cho màn hình chờ và download nhạc online; hay các dịch vụ cho giới công chức như i-channel: cung cấp tin tức, truyền hình, thông tin thời tiết và các ứng dụng thanh toán của i-concier.
Giám đốc một hãng viễn thông của châu Âu cho rằng đây là thời điểm thích hợp để VN triển khai 3G. Không quá sớm như châu Âu, cũng không sợ quá trễ vì công nghệ 3G đã phần nào định hình, các nước láng giềng của VN cũng đã triển khai 3G.
Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh người tiêu dùng, có nhiều vấn đề tranh cải đang được đặt ra. Một cuộc điều tra thị trường do Ericsson thực hiện về thị trường 3G tại VN cho thấy 74% người được hỏi cho là giá máy điện thoại 3G vẫn còn quá sức đối với họ. Trong khi đó, 67% e ngại về giá dịch vụ 3G.
Còn một số e ngại về kỹ thuật mà các nhà khai thác 3G đều thấy nhưng ít khi nhìn nhận đó là rào cản. Đó là khả năng phủ sóng 3G. Kinh nghiệm một số nước láng giềng như Indonesia và Malaysia là thấy rõ. Sự hăm hở đón nhận 3G của thuê bao lúc ban đầu đã được thay thế bằng nhiều lời chỉ trích trên mạng và báo chí sau đó xung quanh khả năng phủ sóng 3G quá yếu và ít tại nhiều khu vực.
Tạp chí Cellular-news trong số tháng 9 đã nêu lên việc ngộ nhận hướng đại chúng của dịch vụ 3G. Các nhà khai thác 3G nên lưu ý rằng chỉ khoảng 20% dân số thành thị có khả năng chi trả cho thiết bị và dịch vụ 3G.
Một số yếu tố khiến 3G tăng trưởng nhanh trong vòng 2 năm qua, theo một báo cáo của Lehman Brothers, đó chính là giá của thiết bị và dịch vụ giảm đáng kể.
Rõ ràng thị trường 3G tại VN rất tiềm năng. Một số ý kiến bên lề hội nghị Vietnam Telecomp 2008 cho rằng dự đoán của Ericsson về doanh thu trong 4 năm đầu khai thác 3G tại VN có thể là hơi lạc quan. Tuy nhiên, họ không phủ nhận việc triển khai 3G sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều công ty cung cấp nội dung và đẩy nhanh sự phát triển về chất lượng của công nghệ truyền hình di động.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Truyện Cười

Chuyện cổ tích VNPT - Viettel

Được 1 người bạn gửi cho cái này, đọc thấy hay và hài hước, đưa lên cho mọi người đọc chơi. Định cho vào chỗ giải trí nhưng thôi cho vào đây cũng được Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ có hai vợ chồng nhà nọ tên là VN và PT. Sau những năm dài cố gắng hoạt động, phấn đấu hai vợ chồng đó đẻ đc hai đứa con đặt tên là VINAPHONE và MOBIPHONE. Do tình hình kinh tế của vương quốc khó khăn nên hai vợ chồng quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển sang bán PHỞ với hai món chính là Tái nạm do thằng VINAPHONE phụ trách và Tái gầu do thằng MOBIPHONE phụ trách.Thời mới đầu, vương quốc chưa có ai biết làm và bán phở nên hai vợ chồng VNPT làm ăn cũng được.
Dù khách hàng chỉ ăn một miếng thịt hay một sợi phở cũng tính tiền 03 bát (?). Thậm chí nhiều lúc khách hàng vào ngứa tay cầm cái giấy chùi mồm hoặc cầm cái tăm xỉa răng là cũng được coi là đã ăn rồi và được tính tiền 03 bát . "May mà thời nay anh em chúng ta ăn phở bát nào trả tiền bát đấy, người ta gọi là húp nước trả tiền".Rồi xã hội phát triển, đất chật người đông, vào một ngày đẹp trời nọ có một ông kia cũng nổi hứng lên quyết định đi bán phở. ông ta tên là VTel. Nhưng do nhà nghèo, không có tiền và có tiền cũng không xây quán được kịp thế là ông ta bèn chuyển nhà đến gần nhà vợ chồng VNPT rồi bán hàng.
Phong cách bán của ông ta ban đầu là sang quán nhà VNPT, mượn bàn ghế, bát đũa, thậm chí cả bếp rồi mang bánh phở và thịt (Là hai thứ Vtel có sẵn) rồi bắt đầu bán hàng.Chiêu hút khách của ông Vtel là "ăn bát nào trả tiền bát đấy", rồi "ăn miếng thịt nào trả tiền miếng thịt đấy", rồi "ăn phở khuyến mại bát : có thể ăn xong rồi vứt bát". Cộng thêm với giá rẻ giật mình với phương châm : "Bát phở của mình bao giờ giá cũng phải thấp hơn của họ. Lỗ cũng được." nên phở của ông Vtel bán rất chạy, mọi người bỏ dần phở của ông bà VN&PT.Bực mình quá ông bà VN & PT bèn không cho mượn bát hoặc bất đắc dĩ phải cho mượn thì ông bà cho mượn bát bẩn (chưa rửa!!!!!!!!!!). Thế là ông Vtel bán phở có phần chững lại. Ông ta bèn kiện lên quốc vương và bắt triều đình ép vợ chồng nhà VN PT phải cho mượn bát đũa và bàn ghế.
Không dám cãi vợ chồng nhà VNPT phải cho mượn nhưng cũng lắm võ mà không thấy các cụ xưa kể lại...Lại nói vợ chồng nhà VN & PT sau khi bị triều đình ép phải chiều ông Vtel thì ức lắm nhưng không làm gì được, vẫn phải cung cấp cho ông ta. Chỉ thi thoảng mới dồn khách hàng của ông Vtel vào thế bí với lý do khách hàng của hai thằng con ông đã ngồi chật chỗ trong quán rồi, không còn chỗ cho khách hàng của ông Vtel kia nữa.Vào một ngày đẹp trời nọ hai vợ chồng VN & Pt mới nghĩ ra một cách là đến xin nhà vua cho mình giảm giá để còn bán hàng cạnh tranh nhưng triều đình đã không chấp nhận với lý do "mày giảm giá thì nó chết a`. Mà nó chết thì ... tao ở với ai". Hai vợ chồng nhà VN & PT ức lắm nhưng đành phải nghe theo.(Sở dỹ hai vợ chồng nhà kia phải chiều theo triều đình vì nghe đâu ông Vtel là con nuôi của Quan Tổng quản nắm quyền quản lý tất cả binh mã của triều đình (?). )Ông Vtel được thể triều đình đang cưng chiều mình thì càng làm tợn. Ông ta liên tục giảm giá cho khách mặc dù bát đũa và địa điểm bán hàng vẫn phải đi mượn của hai vợ chồng nhà VN & PT. Rồi một ngày kia, triều đình dưới sức ép của văn võ bá quan đã đành phải nhượng bộ đồng ý cho hai vợ chồng VN & PT giảm giá chứ không thì khách hàng bỏ hết sang ăn phở của ông Vtel thì cũng ....Lại nói ông Vtel sau khi biết tin vợ chồng nhà hàng xóm sắp được giảm giá thì ức lắm, ức không chịu được, thế này thì ức chết mất.... thế là ông ta cho gọi hết cả đội bưng bê, rửa bát, nhặt rau, thái thịt, cả thằng trông nồi nước dùng lại bàn phương cách đối phó.
Thằng rửa bát giơ tay :Theo ngu ý của đệ, đại ca cứ giảm thấp hơn nó 30 % là được. Lần sau nó có xin giảm giá nữa triều dình cũng ko cho đâu.Ông thái thịt lên tiếng :Ko được, phải giảm 50% và cho ăn một bát khuyến mại một bát mang về cho vợ conCô bưng bê nói :Theo cháu, chú ko giảm giá mà cứ khuyến mãi mạnh vào cho cháu kiểu gì cũng ăn tiềnTổng hợp lại Ông Vtel đã ra chiêu như sau:- Tất cả các bát phở đầu tiên trong ngày của khách ko thèm lấy tiền- ăn một bát tặng 01 bát + 01 miếng tái gầu- Khách hàng vào quán (Nhưng phải ăn của ông vì quán ông vẫn mượn) thứ 1000.000.000 được tặng 1000.000.000 bát (ăn cả đời).- Có nhiều bát đẹp cho khách hàng lựa chọn- Giảm giá còn 5.900 đ / bát như em đã nói ở trên........Theo dự báo những cơn bão mới từ nhà VN & PT sẽ sắp xuất hiện. Thực hư ra sao hạ hồi phân giải. Lại nói, sau khi gia đình VN & PT giảm giá xuống còn 6.000 đ/bát ông Vtel tức lắm.Ông ngửa mặt lên trời mà than rằng : "Trời đã sing ra Vtel sao còn sinh ra VINA và MOBILE". (Trong khi rõ ràng tái chín và tái gàu của nhà VN & PT có trước).Từ khi nhà ông Vtel quyết định khuyến mãi cho các hộ gia đình ăn phở bát đầu tiên không lấy tiền thì vấn đề phát sinh bắt đầu sảy ra. Các chú nhà ta cứ để phần đến đêm sau khi xem bóng đá say sưa, cá độ bét nhè mới bắt đầu đi ăn phở của ông Vtel.Thế là tranh chấp sảy ra, ông Vtel chẳng "tưởng tượng" ra là người ta ăn phở bát đầu tiên nhiều như thế mặc dù bát đầu tiên là vào 8h30 tối.
Thêm vào đó, các chú ăn xong mặc dù chẳng biết mình có phải trả tiên hay không cứ tập trung vào con mẹ tính tiền để hỏi giá. Thế là vấn đề phát sinh đã sảy ra. Mịa kiếp, một lúc 1.000.000 người hỏi xem bát phở mình vừa ăn hết bao nhiêu tiền thì nó trả lời thế nào được.Thế là ông Vtel tức giận bảo : Tao *** biết chúng mày ăn hết bao nhiêu tiền, chúng mày mà *** trả thì tao cứ trừ tiền rồi tao xin lỗi sau. Mà chúng mày vào ăn sau không được phục vụ thì là lỗi của bọn nhà bên cạnh không phục vụ kịp thời cho chúng tao bán hàng thôi. Ko bao giờ có chuyện đền bù cho cái việc các ông vào ăn nhưng chúng tôi không phục vụ kịp vì đó không phải là lỗi của chúng tôi".
Không biết bát phở của HT mobile sau này sẽ giống tái nạm gầu đây hay chuyển sang phở thịt ... cừu nhỉ...nhưng quán thì cũng dùng chung, bát đĩa thì... của ai đây, không biết chất lượng tô phở ra sao, hay là lại bị bể bát khi khách hàng đang ăn thì khổ.Em út ít, cũng cẩn thận kẻo mấy anh kia đá ghế khi khách ngồi ăn thì càng thêm khổ nhỉ(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

Học kỹ năng - điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp giỏi


Tổng giám đốc Công ty cung cấp các giải pháp đánh giá năng lực nhân lực Profiles Việt Nam, ông Rick Yvanovich, cho rằng mọi người đều có thể trở thành lãnh đạo doanh nghiệp giỏi nếu biết nắm bắt cơ hội và được đào tạo. TBKTSG Online đã trao đổi thêm với ông nhân hội thảo về kỹ năng lãnh đạo do Profiles Việt Nam tổ chức hôm cuối tuần tại TPHCM.
TBKTSG Online: Phải chăng mọi người đều có thể trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi? Đâu là sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo giỏi và một người lãnh đạo kém?
- Ông Rick Yvanovich: Khảo sát của chúng tôi trong vòng 20 năm gần đây với hơn 500.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy nhà lãnh đạo phải hội đủ các kỹ năng và yếu tố cần thiết để có thể lãnh đạo giỏi. Các kỹ năng này liên quan đến khả năng giao tiếp, lãnh đạo, thích ứng với môi trường và công việc mới, xây dựng và mở rộng quan hệ, quản lý và thực hiện công việc, phát triển nhân viên và bản thân...
Đây là các kỹ năng mà mọi người có thể học và được đào tạo. Các kỹ năng này cũng giúp phân biệt được một người lãnh đạo giỏi với một lãnh đạo kém năng lực. Ngoài ra, một nhà lãnh đạo giỏi là một người có số lượng nhân viên nghỉ việc ít, biết cách làm hài lòng nhiều khách hơn và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
TBKTSG Online: Theo ông, đâu là những kỹ năng mà các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu?
- Chúng ta biết rằng nhiều giám đốc doanh nghiệp còn thiếu các kỹ năng lãnh đạo cần thiết khi thực hiện công việc. Nguyên nhân không phải vì họ thiếu các kỹ năng, mà vì họ thiếu được huấn luyện, đào tạo theo bài bản. Do vậy, tôi muốn nhắc lại rằng chúng ta có thể tạo ra các giám đốc và lãnh đạo doanh nghiệp giỏi nếu chúng ta biết kỹ năng nào cần thiết và cần phải đào tạo cho họ. Nói tóm lại, nhìn chung các điểm mạnh của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam là họ biết xây dựng quan hệ tốt và phát triển bản thân. Còn điểm yếu của họ là làm việc chưa đạt năng suất cao, chưa thực hành động nhiều và suy nghĩ sáng tạo.
TBKTSG Online: Nhưng ngày càng có nhiều người Việt Nam được bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài?
- Nếu ai đã từng cố thử chơi một môn thể thao hay xem các vận động viên tập luyện và thi đấu thì biết rằng những người này không thể trở thành những vận động viên tài năng nếu không được đào tạo. Vận động viên cũng phải duy trì tập luyện để đạt được thành tích tốt nhất. Cũng thế, các giám đốc và lãnh đạo doanh nghiệp biết rằng để trở thành lãnh đạo giỏi thì họ phải cố gắng hết mình để trau dồi kiến thức và rèn luyện các kỹ năng giống như vận động viên vậy. Do vậy, phát triển bản thân là một trong những cách giúp các lãnh đạo doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh của họ.
Đúng là nhiều người Việt Nam đã được bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng tại các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là những bằng chứng cho thấy rằng người Việt Nam đều có thể trở thành những lãnh đạo của các công ty được thế giới biết đến. Như tôi đã đề cập từ trước, những lãnh đạo tài năng có thể được đào tạo và do vậy người Việt Nam có khả năng lãnh đạo các công ty tại bất cứ nơi đâu mà họ muốn.
Xin cảm ơn ông.

KỶ NIỆM CHUYẾN CÔNG TÁC XA ĐẦU TIÊN!!!


Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

ISTT THÁCH THỨC MỚI!


Ra trường với ước mơ được thử thách tại môi trường làm việc ở lĩnhvực khác thể hiện năng lực cao hơn đó làm niềm mong muốn của tôi. Được làm việc tại một môi trường thuận lợi phát triển khả năng của mình, thêm vào đó là môtk lĩnh vực đòi hỏi bản lĩnh cao trong con đường kinh doanh đầu khó khăn. Chính vì vậy tôi đã quyết định chuyển vào Nam đầu quân cho ISTT - Công ty CP Viễn thông và TM Dịch vụ Quốc tế.
Hy vọng, nó sẽ có nhiều thử thách mà mình cần phải vượt qua.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

GS Tom Cannon trò chuyện với các doanh nghiệp dẫn đầu (LBC)


Trẻ, sáng tạo, quyết tâm cao: động lực phát triển của TP.HCM
Mở đầu cuộc trò chuyện trong bữa cơm tối thân mật với các thành viên CLB doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tối 3.8.2009 tại KS Sheraton, TP.HCM, ông Tom Cannon (GS đại học Liverpool, Anh, người được xem là nhà hoạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới) đã kể câu chuyện: Có hai người cùng đi vào rừng, giữa đường gặp một con gấu to rượt đuổi. Một người bỏ chạy trước , một người bình tĩnh ngồi xuống lấy giày thể thao ra mang vào rồi mới chạy. Người chạy trước hỏi người sau, không sợ gấu sao? Người sau trả lời, quan trọng không phải là sợ gấu mà là khi mang giày cẩn thận, tôi có thể chạy nhanh và xa hơn anh.
Đại ý câu chuyện minh họa cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp để tồn tại hiện nay, ai được trang bị đầy đủ và biết rõ mục tiêu sẽ dễ thắng đối thủ hơn khi gặp khó khăn.
GS Cannon cho rằng thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu dân, tuy có lợi thế đa phần dân số là trẻ, nhưng sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt với các siêu đô thị khác như Hong Kong, Dubai, Bắc Kinh, Singapore (ông ví cuộc đua này giống như cuộc tranh giải ngoại hạng trong thể thao)…, vì các thành phố này đều có tham vọng, quả quyết, sáng tạo, muốn dẫn đầu, chiến thắng. Lợi thế sẽ nghiêng về những thành phố có ý tưởng, có những nhà lãnh đạo có quyết tâm cao, có giới trẻ tài năng giàu năng lượng và luôn biết tìm kiếm những đối tác mới.
Tuy mới chỉ mới đến TP.HCM trước đó một ngày và tiếp xúc chưa nhiều với doanh nhân TP, ông cũng thận trọng nhận xét: giới doanh nhân TP.HCM có lòng tin mạnh mẽ vào nội lực của mình, khi có cơ hội là có thể làm được việc, họ không dựa vào chính phủ mà xem chính phủ là đối tác. Trong khi doanh nghiệp Hà Nội quá gần với chính phủ nên bận tâm về kinh tế vĩ mô nhiều hơn và luôn trông chờ vào chính phủ.
Giáo sư Tom Cannon là giám đốc điều hành công ty TNHH quốc tế Ideopolis (Ideopolis International Ltd) và là cố vấn cấp cao của hơn 30 tập đoàn xuyên quốc gia lớn như: American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, IBM, ICI, Wessex Water,…
Giáo sư Cannon đến thăm và diễn thuyết tại Việt Nam từ 27.7 đến 4.8.2009 theo lời mời của Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và công ty Link World Unlimited International Event.Trao đổi về tính liên kết, GS Cannon cho rằng tại Việt Nam, ông thấy có sự liên kết tốt giữa trường đại học, giới học giả và chính phủ, cũng như mối liên hệ gần gũi giữa chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên mối liên kết bộ ba giữa chính phủ - doanh nhân - cộng đồng học thuật chưa thật tốt. Vì thế doanh nghiệp chưa tranh thủ được những thành tựu khoa học để cải tiến sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Một ý kiến khác cũng đáng quan tâm khi GS Cannon cho rằng tính sáng tạo luôn góp phần hữu hiệu trong việc giúp gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp và thực phẩm là ngành rất khó có tính sáng tạo, nhưng nếu biết cách vẫn có thể tìm ra những hướng đi riêng. Ông kể câu chuyện, có một doanh nghiệp Anh chuyên sản xuất đường và gia vị, đã bán hết các cổ phần về ngành đường khi khó thấy hướng phát triển. Nhưng sau đó doanh nghiệp nghiên cứu và thấy rằng thị trường Mỹ - nơi có nhiều người bệnh tiểu đường - cần loại đường hữu cơ, năng lượng thấp (low energy), doanh nghiệp này liền đưa ra dòng sản phẩm mới và xuất được sang Mỹ với lợi nhuận cao. Nếu trước đây sản xuất loại đường bình thường với doanh số 80 triệu bảng Anh, doanh nghiệp này chỉ lời được 400.000 bảng; nay với loại đường mới, với doanh số 60 triệu bảng Anh, họ đã lời đến 7 triệu bảng.
Câu chuyện về xây dựng thương hiệu cũng được đề cập, nhưng GS Tom Cannon cho biết sẽ trình bày sâu hơn trong buổi nói chuyện với các doanh nghiệp suốt ngày hôm nay 4.8.2009, chủ đề “Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xây dựng một tương lai bền vững dài hạn tại Việt Nam”.

CTHĐQT Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức




Tạp chí Doanh nhân và Pháp luật dành trang đầu để giới thiệu sự kiện người Việt Nam đầu tiên sở hữu chiếc máy bay Beechcraft King Air 350


Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê quán tại Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai.
Sự nghiệp
Thuở nhỏ, ông là một đứa trẻ chăn
trâu trên cánh đồng cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định, quê hương của ông.
Ông trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi sau 4 lần thi đại học không thành
[1], nguồn tin từ chính Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho hay, ông từng thi đại học đến 3 lần mới đậu và sau một năm học ở trường Đại Học Nông Lâm, ông Đức quyết định nghỉ học để tìm con đường khác. Khởi đầu sự nghiệp của ông Đức là việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã.[2]
Từ năm 1990, doanh nghiệp của ông phát triển, ông trở thành chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực: trồng và chế biến gỗ, trồng và chế biến mủ cao su, sản xuất đá granit.
Từ năm 2001, Bầu Đức đã bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá. Nhờ đó đội bóng HAGL từ chỗ hạng nhất trở thành đội bóng đá 2 lần vô địch
V-League và là một trong những đội dẫn đầu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Chỉ vài ba năm sau, thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Tập đoàn của ông đã mở rộng địa bàn ra các tỉnh trong cả nước và bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là du lịch, địa ốc...[3]
Ông là người giàu nhất trên sàn
chứng khoán năm 2008[4]

Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng
[5], nhưng có ý kiến cho rằng, Công tử Bạc Liêu cách đây gần 1 thế kỷ cũng đã có máy bay [6]. Xung quanh chuyện mua máy bay riêng, ông nói: "Tôi mua hoàn toàn bằng tiền cá nhân và trước hết xuất phát từ nhu cầu làm ăn, kinh doanh chứ chẳng dại gì mà bỏ ra tới 7 triệu USD để chơi ngông". Ông cũng tuyên bố: "chuyện mua Arsenal là có thể đấy nhé, với khả năng của tôi." [7]
Ông đã mời đại tá anh hùng không quân về hưu
Nguyễn Thành Trung về lái máy bay riêng cho mình[8]
Với bóng đá, ông đã mua chân sút số một Đông Nam Á (Kiatisak) và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002.[9]
Tính đến thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 25.576 tỷ đồng
[10]. Tại thời điểm này (10/11/2008), chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức nắm giữ 55% cổ phần, tương đương khoảng 104 triệu cổ phiếu, tổng tài sản mà Bầu Đức đang có vào khoảng 11.000 tỷ đồng, chưa bao gồm cổ phiếu.[11]

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

Những kỷ niệm sẽ không bao giờ quên!


PHC là cái tên rất đỗi thân quen và đọng lại nhiều kỷ niệm đối với bản thân tôi! Tham gia hoạt động phong trào được 3 năm, được quen mọi người, được hoạt động và tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa đối với nhà trường và xã hội. Mình cảm thấy rất hạnh phúc bởi quá quá trình hoạt động ấy mình học được nhiều điều...

Thực trạng doanh nhân Việt Nam


43% lãnh đạo doanh nghiệp chưa tốt nghiệp cấp 3
Theo kết quả điều tra hơn 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 43,3% lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sĩ trở lên chỉ là 2,99%.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng vấn đề trình độ đã được đặt ra từ lâu. Nếu không nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp kịp thời, doanh nghiệp sẽ tụt hậu. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ khả năng yếu kém trong sức cạnh tranh, thể hiện rõ nhất ở các kỹ năng mềm.
Theo ông Vũ Khoan, nhược điểm lớn của doanh nghiệp Việt Nam là không có sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức khi bước ra giao thương với các đối tác trên thế giới. Tầm hiểu biết về thế giới chưa được sâu rộng. Đơn cử, thế giới đang có xu hướng chuyển qua những sản phẩm sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Nếu doanh nghiệp không nắm được mà vẫn sản xuất những mặt hàng gây ô nhiễm môi trường thì trong tương lai sẽ tụt hậu nhiều so với thế giới.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp nhận xét: "Việc đón nhận cơ hội của doanh nghiệp trong hội nhập là chưa chủ động. Từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp chưa tập trung cho vấn đề này nên tận dụng cơ hội chỉ có mức độ, còn đối phó thách thức thì yếu kém. Hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đang đứng ngoài cuộc".
Theo kết quả điều tra mới nhất, 51,3% doanh nghiệp có dưới 10 người lao động, 44% doanh nghiệp có từ 10 đến 200 lao động, chỉ có 1,43% doanh nghiệp có từ 200 đến 300 lao động. Về năng lực vốn, có tới 42% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, và chỉ có 8,18% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng.
(Theo Đầu tư)